Sở hữu kỳ nghỉ là mô hình không mới vì đã có thời gian tại Việt Nam trong gần 10 năm nay, nhưng những thông tin về định nghĩa hay điều khoản sử dụng của mô hình này thì không phải nhiều người đã tiếp nhận được. Có thể do thói quen tiêu dùng và sử dụng dịch vụ, cũng có thể do những khái niệm này chưa gần gũi với người dùng ở lĩnh vực nghỉ dưỡng. Chúng ta cùng xem qua vài điều khoản đang gây tranh cãi trong hợp đồng này xem sao.
More...
Trách nhiệm đảm bảo quyền nghỉ dưỡng được quy định ra sao?
Tại rất nhiều bài đăng ở các nhóm Facebook của chủ sở hữu (chủ hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ), có một luận điểm cho rằng điều khoản tại phụ lục B về các quyền nghỉ dưỡng đang nhằm bảo vệ cho ALMA vi phạm thoả thuận cung cấp quyền nghỉ dưỡng. Chi tiết như sau, theo điều khoản này, trong trường hợp ALMA không thể thu xếp được Căn hộ nghỉ dưỡng như đã được đặt chỗ vì lý do nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ, thì họ có quyền thu xếp một căn hộ nghỉ dưỡng với tiêu chuẩn bằng hoặc cao hơn, trong hoặc ngoài khu nghỉ dưỡng. Theo ý hiểu và phân tích của một số khách hàng, điều này có nghĩa là ALMA có quyền “đuổi” khách ra khỏi khu nghỉ dưỡng ALMA.
Tuy nhiên, theo người viết, một điều khá rõ ràng ở đây là trong một số điều khoản khác của hợp đồng này thì Khu nghỉ dưỡng ALMA luôn là đối tượng điểm đến xác định của tuần nghỉ. Điều khoản này đang bao quát những trường hợp bất khả kháng ví dụ như phòng nghỉ hỏng hóc thiết bị hoặc thuộc nhóm phòng đang thời gian bảo dưỡng/ dọn dẹp vệ sinh/ không đủ tiêu chuẩn để cung cấp mà khu nghỉ dưỡng không còn phòng trống thay thế thì phía ALMA có trách nhiệm đảm bảo quyền nghỉ dưỡng này bằng một căn hộ/ phòng nghỉ khác có tiêu chuẩn bằng hoặc cao hơn. Và cho tới nay, chính xác thì người viết chưa tìm thấy một tố cáo nào cho thấy ALMA từ chối cung cấp quyền nghỉ dưỡng cho khách hàng.
Quyền và nghĩa vụ của khách nghỉ dưỡng trong trường hợp cho thuê lại như thế nào?
Đầu tiên, phải xác nhận một việc khi bàn về điều khoản này, đó là rõ ràng ALMA không cấm đoán cũng không ngăn cản khách hàng cho thuê lại tuần nghỉ của mình, và điều khoản này chính là một trong những quy định áp dụng cho tình huống này.
Theo đó, người sử dụng tuần nghỉ sẽ phải tuân thủ toàn bộ các quy định về lưu trú trong hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ, bao gồm tất cả các quy chế và nội quy tại Khu nghỉ dưỡng; đồng thời chịu trách nhiệm về việc những người lưu trú cùng mình tuân thủ quy chế & các nội quy. Tại quy định gần nhất của Khu nghỉ dưỡng ALMA, trong trường hợp người sử dụng tuần nghỉ gây ra những hỏng hóc tại phòng ốc, làm xảy ra mất mát tại phòng nghỉ, hoặc vi phạm những quy định tại đây – dẫn tới phải đền bù – thì đối tượng phải chịu trách nhiệm là Khách nghỉ dưỡng, vốn là chủ thể của hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ. Khi quy định này đưa ra và kết hợp với điều khoản hợp đồng, các khách nghỉ dưỡng kêu trời, cho rằng phía ALMA đang cố tình tạo ra những cản trở để khiến họ không thể cho thuê lại tuần nghỉ của mình, rồi ALMA đang không hoàn thành trách nhiệm của mình khi vận hành khu nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, theo ý kiến của người viết, quy định này không sai; chỉ có điều nó sẽ phải dựa vào sự ý thức của người sử dụng cũng như những ràng buộc giữa hai bên thuê và cho thuê, có lẽ quy định này sẽ hơi khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai. Trong một diễn đàn của các chủ hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, có ý kiến phân tích: “Một, đứng ở góc độ luật dân sự 2015 thì tôi, CSH chính là người ký kết HĐ mua kỳ nghỉ với Alma, tức là mọi vấn đề xoay quanh căn nghỉ dưỡng của tôi, Alma không được phép làm việc qua trung gian mà phải trực tiếp thông báo đến tôi. Hai, tôi đứng ra cho thuê lại căn nghỉ dưỡng của mình, Alma không có quyền can dự vào HĐ cho thuê của tôi kể cả về giá, miễn sao điều khoản HĐ không vi phạm luật hay điều cấm trong các quy định của Alma, điều này có nghĩa tôi có nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng kỳ nghỉ cho khách thuê đương nhiên khách thuê cũng phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê. Vậy xin hỏi nếu bạn không kiểm soát khách đi thuê thì Alma bấu víu vào chủ thể nào để ràng buộc bồi thường nếu xảy ra hỏng hóc?”
Như vậy có thể thấy điều khoản này sẽ tăng tính trách nhiệm của cả hai bên thuê & cho thuê, và nó cũng không khác so với những quy định thường thấy về bồi hoàn đền bù hỏng hóc ở các khách sạn/ resort thông thường.
Tháng Ba 16, 2021
Sở hữu kỳ nghỉ là một sản phẩm không quá mới, nhưng là một ...
Tháng Tư 23, 2021
Không biết từ khi nào “đa cấp” được sử dụng như một tính từ, ...
Tháng Ba 16, 2021
Thời gian vừa qua tại Việt Nam nổi lên nhiều công ty kinh doanh ...
Tháng Ba 16, 2021
Có những câu hỏi về việc công ty ALMA có lừa đảo không, khi ...
Theo trải nghiệm của người viết đã kinh qua những công ty nước ngoài, liên doanh; nói chung là đối với những công ty có yếu tố nước ngoài thì các vấn đề liên quan tới luật pháp sẽ luôn được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Họ sẽ luôn đảm bảo rằng những hoạt động của họ không vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Trả lời