Mua Sở hữu kỳ nghỉ là mua dịch vụ nghỉ dưỡng hay bất động sản?
More...
Theo những gì người viết tìm hiểu về mô hình Sở hữu kỳ nghỉ trên thế giới, thì đây là một mô hình nghỉ dưỡng thuần tuý. Bởi những lý do sau:
- Đối tượng của mô hình này là tuần nghỉ dưỡng. Và nó có thể được xác định tại một thời điểm trong năm ngay trong hợp đồng ký kết giữa hai bên. Ví dụ: như các khách hàng của ALMA, trong hợp đồng sẽ ghi rõ loại căn hộ nghỉ dưỡng và tuần nghỉ dưỡng. Hoặc có một dạng khác là “Kỳ nghỉ linh hoạt” như của FLC Holidays hoặc Crystal Bay; theo đó, kỳ nghỉ của khách hàng sẽ không xác định thời điểm mà chỉ xác định số đêm nghỉ và loại phòng sử dụng mà thôi.
- Được biết, đi cùng với hợp đồng, công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (chủ đầu tư và vận hành khu nghỉ dưỡng ALMA, Bãi Dài, Khánh Hoà) cũng cấp cho khách hàng giấy chứng nhận sở hữu tuần nghỉ dưỡng. Và đây không phải giấy tờ chứng nhận sở hữu bất động sản.
- Cách tính chi phí cũng như dịch vụ cung cấp đều nhắm tới đối tượng là tuần nghỉ dưỡng, theo đó, ngoài trả 1 khoản chi phí lúc đầu cho giá trị hợp đồng, các khách hàng sẽ thanh toán một khoản khác được gọi là Phí duy trì (phí thường niên). Các loại phí này được định nghĩa và mô tả cách tính trong hợp đồng.
Như vậy, mua Sở hữu kỳ nghỉ chính là mua gói dịch vụ nghỉ dưỡng. Vậy đối tượng đầu tư ở đây là gì? Cùng tôi trao đổi ở phần tiếp theo nhé.

Sở hữu kỳ nghỉ ALMA
Đầu tư SHKN - lựa chọn cảm tính hay lý tính?
Có nhiều tranh cãi về câu chuyện này. Đầu tiên, để nói về đầu tư, ngoài những định nghĩa trên mạng, người viết mạn phép chia sẻ ý tứ thế này, chẳng biết các bạn đồng cảm được bao nhiêu. Xưa giờ, tôi ngưỡng mộ những người có khả năng dự đoán được thị trường, hay còn nói là rất nhạy cảm với thị trường. Những sản phẩm “lướt ván” là những sản phẩm “đón lõng” được thị hiếu, lại cảm được cái nhu cầu liên tục thay đổi của người dùng. Thế là họ nghiễm nhiên hút bạc trong thời gian vô cùng ngắn. Họ cũng tính toán được điểm rơi, diểm bùng nổ, điểm thoái trào để lựa chọn đầu tư hay rút vốn. Nhanh gọn nhẹ nhưng hiệu quả vô cùng. Nhưng bù lại, họ cũng đối diện với những rủi ro không nói trước được. Ấy là khi thị trường không như dự liệu; sức mua không bùng nổ, không đạt ngưỡng; hay hàng hoá không thể lưu chuyển do thị trường không đón nhận. Vì là người đi trước, họ phải chấp nhận mất trắng hoặc nín nhịn chờ cơ hội. Lúc này, sức chịu đựng của người đầu tư sẽ thể hiện cái tầm đó. Đầu tư, chưa bao giờ là một câu chuyện chỉ dựa trên con số. Nói là dùng lý trí quyết định hay dùng cảm tính để quyết tâm thì đều có lẽ đúng.
Tháng Ba 16, 2021
Sở hữu kỳ nghỉ là một sản phẩm không quá mới, nhưng là một ...
Tháng Tư 23, 2021
Không biết từ khi nào “đa cấp” được sử dụng như một tính từ, ...
Tháng Ba 16, 2021
Thời gian vừa qua tại Việt Nam nổi lên nhiều công ty kinh doanh ...
Tháng Ba 16, 2021
Có những câu hỏi về việc công ty ALMA có lừa đảo không, khi ...
Đối với đầu tư Sở hữu kỳ nghỉ, một sản phẩm không mới trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng nhưng lại không phải sản phẩm mà người đầu tư có đủ thông tin & kiến thức để đánh giá. Vậy nên, nếu quyết định đầu tư vào đây, thì tôi cho rằng có những ý sau có thể xem xét:
- Bạn đầu tư vì mục đich gì? Có người nói, ấy là sự đầu tư cho tương lai, đầu tư cho tình cảm gia đình. Bởi sản phẩm này giúp người ta “dự trữ” được 1 tuần nghỉ dưỡng mỗi năm mà không phải lo lắng tới sự biến động của thị trường hay bởi những lý do khác tới từ sự bận rộn của các thành viên. Nhưng cách đầu tư ở góc độ này thật ít người có thể hiểu và đồng quan điểm.
- Bạn đang đầu tư bằng cảm tính hay lý tính? Thị trường du lịch nghỉ dưỡng 2019, 2020 & 2021 có những biến động chưa ai lường trước được, cũng chẳng ai dự báo được. Từ trước tới nay, chưa khi nào thị trường ghi nhận những tổn thất lên tới hàng 6,7 con số như vậy. Ngành du lịch thất bại, kéo theo là vận tải, ăn uống, và những ngành phụ trợ khác. Với hoàn cảnh như vậy, bao nhiêu người sẽ đủ bình tĩnh tin rằng quyết định đầu tư của mình là đúng đắn? Nên nhớ, sự ảm đạm này là bối cảnh chung của toàn ngành, toàn thế giới chứ không riêng gì sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ. Vậy nên, nếu dùng lý tính để phân tích thì cần phải nhìn vào số liệu chung toàn ngành và khu vực để đánh giá được nhu cầu cũng như khả năng phục hồi, dẫn tới khả năng tăng trưởng cầu. Mặt khác, nếu dùng cảm tính để đánh giá, đây là lúc bạn nên suy nghĩ về lòng tin đối với sự phát triển của khu vực mà mình đã đầu tư.
- Nín thở chờ đợi hay nhanh tay bán hết? Đầu tư chứng khoán, BĐS, hay Sở hữu kỳ nghỉ đều có những kịch bản lên xuống của ngành. Những lúc này, sự bình tĩnh và độ trì của người đầu tư sẽ quyết định tất cả. Có người nói, phải bán ngay kẻo lỗ càng thêm lỗ. Nhưng cũng có người nói, thà vứt đi chứ không thể hạ giá tài sản của mình; bán rẻ là kéo thị trường đi xuống, gây ảnh hưởng lên chính giá trị của tài sản mìng đang sở hữu. Theo cá nhân người viết, tôi chưa bao giờ bớt tin vào sự đi lên của thị trường du lịch nghỉ dưỡng, nhất là khu vực Khánh Hoà. Bởi dải đất này là dải đất sẽ thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm tiếp theo, khi Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tôi lựa chọn chờ đợi một kịch bản tươi sáng của ngành và chờ sự tăng trưởng của nhu cầu phòng nghỉ trong những năm tiếp theo.

Du lịch Khánh Hòa có nhiều tiềm năng phát triển
Đầu tư, chưa bao giờ là trò chơi dành cho những người không biết chịu đựng vài ba cơn sóng của thị trường; chưa bao giờ là trò chơi cứ chơi là ắt thắng; chưa bao giờ là thử thách dễ dàng dành cho số đông. Hãy dùng cả lý tính và cảm tính để thắng, tôi khuyên là vậy.
Trả lời